Chắc hẳn bạn đã quen thuộc với từ “nhường quyền” hay từng nghe đâu đó có người nói rằng “Highlands Coffee là cafe nhượng quyền đó!”. Nhưng có tới 90% mọi người chưa hiểu hết cà phê nhượng quyền là gì. Những ưu điểm và nhược điểm khi kinh doanh loại hình này ra sao. Và những thắc mắc này càng quan trọng hơn một khi mọi người có ý định mở cửa hàng cà phê theo hình thức nhượng quyền. Để hiểu hơn về định nghĩa và tránh khỏi những rủi ro từ ban đầu. Hãy cùng Ly nhựa Sài Gòn theo dõi bài viết ngay sau đây!
1. Quán cà phê nhượng quyền là gì?
Nhượng quyền kinh doanh (franchise) là hình thức kinh doanh khi chủ thương hiệu một đơn vị hay cá nhân khác có quyền được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dưới tên thương hiệu của mình.
Còn cafe nhượng quyền là gì? Cà phê nhượng quyền là khi chủ thương hiệu hay còn gọi là bên nhượng quyền (franchisor) cung cấp, chia sẻ cho bên được nhượng quyền (franchisee) các công thức pha chế, bí quyết kinh doanh, tiêu chuẩn dịch vụ… Bên được nhượng quyền có thể mở quán cafe như một chi nhánh thuộc hệ thống chung. Và họ sẽ phải một khoản phí gọi là phí nhượng quyền.
a. Các hình thức kinh doanh cà phê nhượng quyền hiện nay
– Nhượng quyền toàn diện: đây là hình thức nhượng quyền kinh doanh trọn gói. Cá nhân, tổ chức được nhượng quyền sẽ sở hữu 4 quyền lợi: hệ thống kinh doanh, sản phẩm dịch vụ, công thức pha chế, hệ thống thương hiệu. Ngoài ra, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ cho bên được nhượng quyền setup quán theo đúng tiêu chuẩn, giống với hệ thống.
– Nhượng quyền không toàn diện: với hình thức này, người được nhượng quyền sẽ chỉ nhận 1 trong 4 quyền lợi: hệ thống kinh doanh, hệ thống thương hiệu, sản phẩm dịch vụ, công thức pha chế.
– Nhượng quyền có sự tham gia quản lí: hình thức cà phê nhượng quyền này chỉ áp dụng tại các chuỗi thương hiệu lớn. Bên nhượng quyền sẽ cử người đến quản lí và điều hành cho bên được nhượng quyền.
– Nhượng quyền tham gia vốn đầu tư: với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ đầu tư một số vốn vào cửa hàng của bên được nhượng quyền.
b. Có nên kinh doanh cafe nhượng quyền
Kinh doanh cafe theo hình thức nhượng quyền thương hiệu mang đến nhiều lợi ích cho những ai đang có ý định khởi nghiệp:
– Không phải mất nhiều thời gian và chi phí để xây dựng thương hiệu
Trong khi kinh doanh theo kiểu truyền thống, bạn phải mất thời gian từ 1 năm để xây dựng thương hiệu. Thậm chí, nhiều lúc thương hiệu chưa được nhiều người biết đến thì đã phải đóng cửa. Vì thế kinh doanh quán cà phê kiểu nhượng quyền sẽ đỡ tốn công và rủi ro khi quảng bá thương hiệu.
– Có người chia sẻ, hướng dẫn và góp ý cho những chiến lược kinh doanh cụ thể
Theo đó, khi bạn mở quán sẽ có người từ bên nhượng quyền đến hướng dẫn cách thức làm thế nào để vận hành hiệu quả. Vì cùng nằm trong một hệ thống chung, nên mọi kế hoạch kinh doanh đều có sự thống nhất từ trên xuống dưới.
– Kinh doanh cafe nhượng quyền tránh rủi ro phá sản
Những rủi ro lớn mà một người chưa có kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê sẽ phải đổi mặt thường là : ý tưởng không sáng tạo và đi theo lối mòn; định hướng sai khách hàng mục tiêu; xác định sai mô hình kinh doanh. Những rủi ro này khiến cho chủ quán khó khăn trong vận hành và lao đao ở giai đoạn đầu.
Chính vì thế, cà phê nhượng quyền đảm bảo giúp bạn thuận buồm xuôi gió và nhanh chóng thu hồi vốn nhanh. Đồng thời đảm bảo sẽ không xảy ra trường hợp quán buộc phải đóng cửa vì khủng hoảng kinh doanh.
– Nhượng quyền quán cafe giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu
Khi bạn mở quán cà phê nhượng quyền thì bên nhượng quyền sẽ là nơi cung cấp nguyên liệu cho bạn với giá gốc và có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, các vật dụng như: ly nhựa đựng cà phê, ly thủy tinh, ống hút, khăn giấy, thiết bị pha chế,.. cũng sẽ được mua ở mức giá hợp lý từ bên bán. Chính điều này giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí lớn ngay từ đầu.
– Hoạt động quảng bá được hỗ trợ
Theo như định nghĩa cà phê nhượng quyền là gì, quán sẽ trở thành thành viên của chuỗi cửa hàng kinh doanh bên nhượng quyền. Do vậy các hoạt động quảng bá thương hiệu, ra mắt sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi,.. sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ hoàn toàn và chịu trách nhiệm về hiệu quả.
– Thời gian thu hồi vốn nhanh
– Nhượng quyền quán cafe không cần phải thu hút khách hàng mới vì lượng khách đã có sẵn
Tuy vậy, mô hình kinh doanh cafe kiểu này vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm. Đó là gì? Bạn đọc tiếp nhé…
c. Nhược điểm khi kinh doanh quán cà phê nhượng quyền
– Hình thức kinh doanh phải đi theo một khuôn khổ nhất định
– Chi phí đầu tư ban đầu lớn
– Dễ bị ảnh hưởng một khi những cửa hàng cùng chuỗi khác có sự cố
– Không có quyền thay đổi, tuỳ chỉnh thương hiệu đang kinh doanh
Cái gì nó cũng có ưu nhược điểm, vậy nên, với câu hỏi có nên kinh doanh cafe nhượng quyền, thì dựa vào những ưu điểm kể trên, đây vẫn là hình thức đáng để đầu tư.
3. Những điều cần chuẩn bị khi mở quán cafe nhượng quyền
a. Nghiên cứu thị trường
Trước khi muốn kinh doanh quán cà phê nhượng quyền, dù là ai đi nữa, cũng đều phải trả lời những câu hỏi sau:
– Đối tượng khách hàng là những ai?
– Khách hàng yêu thích loại cafe hay thức uống nào?
– Có bao nhiêu quán cà phê xung quanh khu vực bạn đang sinh sống?
– Hiện tại, thương hiệu cà phê nào được khách hàng ưa thích nhất?
– Có những thương hiệu nào cho cho phép nhượng quyền và chi phí bao nhiêu?
Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm đối tác nhượng quyền phù hợp.
b. Chọn thương hiệu cà phê nhượng quyền phù hợp
Sau khi đã nghiên cứu thị trường, tiếp theo, tìm kiếm và lựa chọn thương hiệu cà phê nhượng quyền phù hợp với ý định và số vốn của bạn.
Đánh giá đối tác dựa trên 3 yếu tố chính quan trọng sau đây:
– Tài chính: tìm hiểu tối thiểu 3 thương hiệu cafe đang cho phép nhượng quyền. Sau đó sắp xếp chi phí đầu tư từ thấp tới cao. Từ đó sẽ dễ hơn để tìm ra thương hiệu phù hợp với số vốn đầu tư.
– Hiệu quả kinh doanh: nên đến trực tiếp những cửa hàng đang nhượng quyền để khảo sát tình hình kinh doanh, đánh giá lượng khách hàng, chính sách ưu đãi, menu đồ uống – giá của mỗi thương hiệu. Từ đó có thể so sánh hiệu quả thực tế với những gì mà bên nhượng quyền cam kết.
– Văn hoá: nếu thương hiệu cà phê nhượng quyền là nước ngoài, bạn cần trao đổi để cần điều chỉnh phù hợp với nền văn hóa thưởng thức đồ uống của Việt Nam.
c. Kiểm tra bảo hộ thương hiệu
Với những thương hiệu lớn, uy tín đều có đăng ký luật pháp bảo hộ về mặt pháp lý. Nhưng cũng có những thương hiệu, mặc dù cho nhượng quyền nhưng trên thực tế lại chưa đăng ký luật pháp. Cho nên phải kiểm tra kỹ để tránh trường hợp không được bảo hộ pháp lý.
d. Thời hạn hợp đồng của cà phê nhượng quyền là gì
Để đảm bảo thời gian thu hồi vốn và phát triển lợi nhuận thì cần phải nắm vững thời hạn hợp đồng. Nhằm tránh trường hợp đang trong thời gian thu hồi vốn thì thời hạn hợp đồng lại kết thúc..
e. Tự do sáng tạo
Nếu bạn muốn thêm thức uống hay món ăn kèm vào trong menu. Vậy thì khi ký kết hợp đồng, cần trao đổi rõ ràng và nêu lên ý kiến với bên nhượng quyền.
4. Các bước hợp tác kinh doanh quán cà phê nhượng quyền
Với tốc độ phát triển của các cửa hàng cafe, hiện nay có rất nhiều thương hiệu cho phép nhượng quyền. Bên dưới là 7 bước trình bày ngắn gọn những gì mà một cá nhân hay đơn vị cần làm khi bắt đầu kinh doanh cafe nhượng quyền:
Bước 1: Nắm rõ mô hình, hình thức của thương hiệu muốn hợp tác
Bước 2: Tìm địa điểm, vị trí xây dựng phù hợp
Bước 3: Đặt cọc tiền cho mặt bằng kinh doanh
Bước 4: Ký hợp đồng kinh doanh với thương hiệu cà phê nhượng quyền
Bước 5: Thi công công trình quán cafe
Bước 6: Trao đổi cụ thể cách sử dụng và bảo quản máy móc và dụng cụ
Bước 7: Nghiệm thu chất lượng và tiến hành hoạt động
5. Các thương hiệu cafe nhượng quyền thu lời nhanh chóng
Thị trường cà phê ở Việt Nam hiện đang cạnh tranh khốc liệt. Tuy vậy, nếu bạn đủ vốn để nhượng quyền một trong 5 thương hiệu cà phê nổi tiếng thì đảm bảo, bạn không phải lo về lượng khách cũng như thời gian thu lợi nhuận. Cùng tìm hiểu đó là các thương hiệu cafe nhượng quyền nào nhé!
a. Nhượng quyền Highlands Coffee
Thật dễ để nhận thấy rằng, hiện nay chuỗi cửa hàng của Highlands Coffee có mặt ở khắp mọi tỉnh, thành trên cả nước. Ngay thậm chí trong một thành phố nhỏ, cũng đã có đến 4 5 năm cửa hàng.
Có mặt từ lâu nên vốn thương hiệu này giờ đây đã kinh doanh thuận lợi. Tuy vậy, tổng công ty vẫn cho phép những ai có nhu cầu hợp tác được mở quán theo hình thức nhượng quyền. Nhượng quyền Highlands Coffee sẽ hỗ trợ các hoạt động marketing, hình ảnh sản phẩm cũng như công tác đào tạo nhân viên để cùng nhau phát triển.
Lợi thế vượt trội của Highlands Coffee là khách hàng thuộc phân khúc cao cấp, giá đồ uống ổn định, phù hợp với thu nhập người Việt và chất lượng đồ uống 5 sao. Để hợp tác nhượng quyền, Highlands Coffee sẽ yêu cầu bạn tuân theo những điều kiện sau:
– Nhượng quyền highland coffee bao nhiêu tiền? Bạn sẽ cần khoảng 4 tỷ đồng rồi nhượng quyền thương hiệu cafe Việt Nam này về.
– Địa điểm: yêu cầu quán phải ở những nơi đông dân như khu dân cư, sảnh chung cư, siêu thị và tòa nhà văn phòng, những khu vực dễ nhìn thấy như các điểm giao nhau của đường giao thông.
– Chi phí chi trả nhượng quyền mỗi tháng 7%.
– Chi phí chi trả quản lí mỗi tháng 5%.
>>> Đọc thêm: Giải đáp thành công của Highlands – Ông hoàng chuỗi coffee dùng ly nhựa
b. Trung Nguyên Legend
Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu ra mắt lần đầu vào năm 1996. Cho tới nay, cái tên Trung Nguyên đã trở nên quen thuộc trong tâm trí của người dân Việt Nam. Phân khúc khách hàng của Trung Nguyên Legend đa dạng từ bình dân, trung cấp đến cao cấp. Chính vì vậy thị trường kinh doanh phù hợp ở bất kỳ đâu trên toàn quốc.
Nếu bạn đang có ý định hợp tác mở quán cà phê nhượng quyền với Trung Nguyên Legend, thì cần đáp ứng những yêu cầu dưới đây:
– Vốn đầu tư khoảng 3.5 tỷ.
– Vị trí quán: khu vực dân cư tập trung đông, đường phố đi lại thuận lợi
– Diện tích quán: tối thiểu 140m2.
– Chi phí nhượng quyền mỗi tháng là 5%.
c. Viva Star Coffee
Hiện nay, Viva Star Coffee là một trong những thương hiệu cà phê không xa lạ với người dân Việt Nam. Thương hiệu cà phê này phù hợp với mọi đối tươngj khách hàng thuộc nhiều phân khúc từ bình dân đến cao cấp.
Với chi phí nhượng quyền quán cà phê Viva Star Coffee chỉ với 286 triệu đồng / 5 năm, so với những thương hiệu lớn như Highlands, Trung Nguyên thì đây là đối tác lý tưởng.
Sau khi ký hợp đồng nhượng quyền, Viva Star Coffee sẽ giúp bạn thiết kế và sắp xếp quán đúng theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, bạn không cần phải tuân theo quy định nào nữa.
d. Nhượng quyền cộng cafe
Thương hiệu Cộng cà phê đã trở nên nổi tiếng trong vài năm gần đây. Là quán cafe yêu thích không chỉ các bạn Việt Nam mà nhiều du khách nước ngoài. Muốnnhượng quyền cà phê cộng, bạn phải bỏ ra khoảng 150 triệu/năm. Hiện có 60 cửa hàng Cộng cà phê trên toàn quốc và 2 cửa hàng tại Hàn Quốc.
e. E-Coffee
Khác với 4 thương hiệu trên, E-Coffee lại là “Thương hiệu nhượng quyền 0 đồng”, bởi vì sẽ không có chi phí nhượng khi 2 bên hợp tác. Thay vào đó là những yêu cầu sau:
– Chi phí đầu tư (setup quán, chi phí quản lý và nhân viên, nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc,…) từ 60 triệu đồng.
– Diện tích mặt bằng từ 4m2.
Với những giải đáp về cà phê nhượng quyền là gì, bạn cũng có thể nhận thấy rằng, hình thức kinh doanh quán cà phê nhượng quyền dễ dàng với những người chưa có kinh nghiệm hay muốn phát triển kinh doanh. Và càng quan trọng hơn khi bạn mong muốn mình sẽ sớm thu lợi nhanh chóng thì đây chính là mô hình kinh doanh hoàn hảo.